-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức & Kiến thức vape
Viên pin và cái pod
Viên pin và cái pod
"Đây là 2 thứ luôn đi cùng nhau, viên pin và cái pod vốn dĩ không thể tách rời, thế nhưng để dùng sao cho đúng, làm sao để tối ưu nó? Quan trọng nhất, ta cần hiểu về nó đã."
Chuyện bé tý thôi, anh em nào muốn tối ưu hoá hương vị trên pod hoặc kéo dài thời gian sử dụng pin có thể kéo xuống đọc tiếp. Còn nếu anh em thấy mọi thứ vẫn ok, vẫn ổn thì dừng tại đây được rồi.
Cái gì cũng có thể tính được
Pod trên thị trường nếu anh em để ý kĩ sẽ thấy đa số thiết kế theo dạng thân liền pin, tức là muốn thay pin phải nhờ thợ thầy mông má lại hộ cháu nó :)) Đại ý là bạn sẽ không tự chủ động tự thay pin được hoặc có nhưng nó sẽ lằng nhằng.
1. Chuyện gì hay xảy ra khi dùng pod liền pin ?
Điều tôi thường thấy là nhiều anh em sẽ bắt đầu than phiền khi mức pin giảm xuống dưới 50% (đèn blue) và hương vị bắt đầu dở dần đều. Thói quen thông thường của tôi khi pin xuống dưới 50% hoặc xuất hiện đèn blue, tôi sẽ cắm sạc và chuyển sang máy dự phòng để sử dụng. Tại sao lại như vậy?
Lưu ý:
Những hằng số trong bài mang giá trị áng chừng, ước lượng tại điều kiện hoàn hảo.
2. Pin, thông số, công thức
2.1: Thông số của pin:
Trước tiên, anh em cần biết qua về một vài thông số trên viên pin nó có ý nghĩa gì đã. Trong trường hợp này, tôi sẽ lấy ví dụ về pin lithium của Favostix có dung lượng là 1000mAh, tức là 1Ah. Đại lượng này biểu thị cho thời gian sử dụng của pin trong 1 tiếng, nếu xả liên tục 1A, pin sẽ hết trong vòng 1 tiếng. Kiểu thế.
Một viên pin lithium có điện áp cao nhất là 4.2V, thấp nhất là 2.5V tức là tới mức này là kiệt pin rồi, chẳng còn tý gì. Ví dụ như anh em trả bài 3 shots/đêm cho vợ thì anh em cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự, shot thứ 4 chắc chắn là chả còn gì mà có thể còn gây hiệu ứng ngược cho cơ thể 🙂 Pin cũng thế, dưới 2.5V ảnh hưởng nghiêm trọng tới cell và tuổi thọ của pin.
Đối với những sản phẩm của Aspire, vì lí do an toàn họ sẽ giới hạn điện áp ở mức thấp nhất là 3.2V để bảo vệ cell, tức là anh em được phép sử dụng từ 3.2V - 4.2V. Thông thường là vậy.
2.2: Công thức tính:
R = U/I
P = U*I
Trong đó:
R là điện trở, kí hiệu Ω (Ohm)
U là điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, kí hiệu là V(olt)
I là cường độ dòng điện, kí hiệu là A(mpe)
P là công suất, kí hiệu là W(atts)
3. Tại sao phải sạc pin khi xuống dưới 50% hoặc máy báo đèn blue?
Điện áp của pin giảm dần theo thời gian sử dụng và tại mức này (50%) thông thường điện áp đã không còn đủ để có thể tải được công suất mà anh em setting ban đầu nữa rồi. Pin của Favostix hiển thị 5 vạch pin, ta có thể tạm chia ra dung lượng của các vạch như sau:
1 vạch: 3.2V - 3.4V
2 vạch: 3.4V - 3.6V
3 vạch: 3.6V - 3.8V
4 vạch: 3.8V - 4.0V
5 vạch (đầy pin): 4.0V - 4.2V
Ví dụ 1:
Pin đầy 100% (Occ 0.6)
Áp dụng công thức bên trên, ta có:
R = 0.6Ω
U = 4.2V
=> I = U/R = 4.2/0.6 = 7A
Đoạn này cần giải thích thêm một chút, thông thường độ xả trực tiếp của một viên pin lithium lớn nhất là khoảng 4.87A nhưng những viên pin sử dụng cho vape thường sẽ có độ xả cao hơn tương đối, với những viên pin 18650 thông thường sẽ dao động từ 15A - 30A tuỳ hãng. Nhiệt độ an toàn của pin rơi vào 80 độ C để đảm bảo dòng xả liên tục đó. Đối với Favostix thì tôi đoán ngưỡng an toàn của pin rơi vào khoảng 10A - 12A. Vì nếu anh em áp dụng công thứ thứ 2:
P = U*I => I = P/U
P là công suất, tối đa 30W đối với Favostix
U là điện áp pin, tối đa 4.2V
=> Imax = Pmax/Umax = 30/4.2 = 7.14A
Nếu máy có khả năng sử dụng cường độ dòng điện lên tới hơn 7A thì chẳng có thằng ngu nào đi sản xuất một viên pin có cường độ dòng điện max tại 8A hay 9A hết, pin sẽ nóng cực kì nhanh. Hơn thế nữa, nó quá nguy hiểm.
Quay lại, vấn đề chính của ví dụ 1.
R = 0.6Ω
U = 4.2V (100%)
=> I = U/R = 4.2/0.6 = 7A
Từ đây ta tính được dống suất tối đa máy có thể đẩy tại 100% pin của Favostix = U*I = 4.2*7 = 29.4W
Ví dụ 2:
Pin 50% (Occ 0.6)
Áp dụng công thức bên trên, ta có:
R = 0.6Ω
U = 3.7V (50%)
=> I = U/R = 3.7/0.6 = 6.1A
Từ đây ta tính được dống suất tối đa máy có thể đẩy tại 50% pin của Favostix = U*I = 3.7*6.1 = ~22.6W
4. Kết luận:
Qua 2 ví dụ bên trên, dễ dàng nhận ra được phần công suất thất thoát đã lên tới ~7W, đây là lí do ảnh hưởng tới hương vị. Để giải quyết vấn đề này, tôi thường có dự phòng thêm 1 cây pod khác để dùng trong khi đợi sạc. Đọc đến đây chắc nhiều ông lại nghĩ là tôi bịa văn ra để bán hàng, khồng, tôi chẳng rảnh tới mức đấy đâu. Tôi muốn anh em tại The Vapist có thêm một góc nhìn khác nó trực quan hơn về những thứ anh em đã/đang/sẽ sử dụng.
Cách tính thời gian sạc
Favostix có dung lượng pin 1000mAh, giả sử tôi dùng hết 50%, vậy mất bao nhiêu thời gian để tôi sạc đầy lại pin?
1. Công thức:
T = Ah / A
Trong đó:
T là thời gian cần để sạc đầy, kí hiệu là h (giờ)
Ah là dung lượng pin cần sạc
A là cường độ dòng sạc đầu ra
2. Thời gian sạc:
Áp dụng công thức ta có:
500mAh cần sạc = 0.5Ah
Favostix hỗ trợ sạc nhanh 2A
=> T = 0.5/2 = 0.25h (15 phút)
Quay lại ví dụ 1 bên trên, giả sử tôi luôn dùng máy ở mức công suất là 29.4W (7A) thì thời gian sử dụng từ 100% xuống 50% có thể tạm tính được = (1/7)*0.5 = 4.3 phút (total)
Tuy nhiên, chẳng ai có thể bú một phát hết 4.3 phút (258s), một hơi trung bình của người sử dụng salt rơi vào từ 3s - 5s, lặp lại trung bình 3 lần. Sau quãng lặp là thời gian nghỉ khoảng 30 - 60s.
Đặt trường hợp tôi sử dụng 3 lần liên tục, mỗi lần 5s, tổng số thời gian sử dụng cho cycle đó sẽ là 15s.
=> Số cycle t cần sử dụng để pin chạm ngưỡng 50% sẽ = 258/15 = 17 cycles
Mỗi cycle tôi nghỉ 30s => Tổng thời gian nghỉ = 17*30 = 510s
=> Thời gian có thể để pin của Favostix chạm ngưỡng 50% = Tổng thời gian sử dụng + Tổng thời gian nghỉ = 258s + 510s = 768s (~13 phút)
3. Kết luận:
Như anh em có thể thấy, khoảng thời gian cần để sạc pin từ 50% lên 100% và khoảng thời gian tôi sử dụng máy dự phòng từ 100% xuống 50% chỉ chênh nhau 2 phút. Chẳng đáng bao nhiêu nhưng chưa chắc đã có người biết.
Khi chưa biết, nhiều anh em sẽ cảm thấy phức tạp, đắt đỏ, nhưng khi break down được vấn đề, mọi thứ trở nên rất đơn giản. Quan trọng hơn, cái này sinh ra để phục vụ mình nhưng mình phải hiểu về nó thì mới thuần phục được. Còn không, câu chuyển sẽ trở thành mình phục vụ cho nó 😉
4. Bonus:
Pin lithium có vòng đời sạc là 500 cycles.
1 cycle = 1 lần sạc đủ 100% dung tích pin. Ví dụ: Dùng hết 70%, sạc lại đầy 100% sau đó dùng thêm 30% và sạc lại 30% thì được tính là 1 cycle.
Tuy nhiên, sau 250 cycles thì pin sẽ có dấu hiệu xuống sức. Giả sử mỗi ngày sạc 2 lần (2 cycle) thì sau 125 ngày, anh em sẽ thấy dấu hiệu pin bị chai rất rõ. Anh em có thể lựa chọn thay mới hoặc tiếp tục sử dụng tuỳ nhu cầu. Hẹn gặp anh em ở những bài viết sắp tới.
The Vapist Social Media
Facebook: https://facebook.com/thevapist.vn
Instagram: https://instagram.com/thevapist.vn
Youtube: https://youtube.com/c/thevapist